Đừng đi xin, hãy ứng tuyển!

Có lẽ một trong những thử thách lớn nhất của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ mới ra trường chính là việc chuẩn bị tốt cho một buổi phỏng vấn. Đây có thể là buổi phỏng vấn xin việc, hoặc phỏng vấn học bổng hoặc thậm chí là trong quá trình tìm hiểu đối tác hay bạn đời.

Trong văn hóa cố hữu của người Việt vẫn hay có thuật ngữ “đi xin việc”, và thậm chí là “đi chạy việc”, tức là phải bỏ tiền ra để “xin” công việc mà mình muốn. Thực tế là, nếu cứ làm theo đúng quy trình xin việc và không thỏa hiệp với những tiền lệ tiêu cực, bạn đâu có đi xin ai, vì vậy đừng nói là đi xin việc, hay nói là bạn đi ứng tuyển. Phần lớn các công ty, đặc biệt là khối tư nhân, các nhà tuyển dụng rất cần tuyển được đúng người, đúng việc. Vì vậy bạn cũng không nên nói là “Hồ sơ xin việc”, thay vào đó là “Hồ sơ ứng tuyển”. Trong Tiếng Anh, người ta dùng từ “apply” để ứng tuyển, và thật khó để có thể tìm được một từ tương đương với từ “xin” trong Tiếng Việt. Có lẽ từ gần nhất sẽ là “ask” (hỏi), ví dụ như không biết thì hỏi. Nhưng nếu muốn có công việc thì bạn sẽ cần tham gia ứng tuyển vì chỉ hỏi thôi thì chưa đủ. Dùng đúng ngôn ngữ không chỉ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và còn đặt bạn vào đúng vị trí của mình. Nên nhớ rằng, mục đích của mỗi buổi phỏng vấn là việc các bên có thể tìm được các ứng viên phù hợp với những tiêu chí do mỗi bên đưa ra. Đây là lý do mà hầu hết trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào, các câu hỏi không chỉ được đặt ra bởi nhà tuyển dụng, mà bản thân người ứng tuyển cũng có thể đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

Nên nhớ rằng, mục đích của mỗi buổi phỏng vấn là việc các bên có thể tìm được các ứng viên phù hợp với những tiêu chí do mỗi bên đưa ra.

Vậy nên các bạn đừng lo sợ, các nhà tuyển dụng có thể là đơn vị trả lương cho bạn trong tương lai, nhưng bạn cũng đóng góp công sức và thời gian của mình để hoàn tất công việc, và không có chuyện ai phải cho ai hay xin ai trong mối quan hệ này. Vì vậy, đừng đi xin, hãy ứng tuyển nhé!Thật tuyệt vời nếu bạn ứng tuyển thành công và chọn được một môi trường làm việc ưng ý. Còn nếu bạn không vượt qua vòng phỏng vấn? Bạn có nghĩ mình đã bị “trượt” hoặc đây chính là một kiểu “thất bại”? Tôi nghĩ rằng câu trả lời ở đây chính là việc có thể bạn chưa sẵn sàng hoặc thành công chưa đến. Khi đó, bạn cần bổ sung thêm kiến thức cho các vị trí ứng tuyển tương tự trong tương lai. Còn một trường hợp đôi khi khá ‘hiển nhiên’ đó là việc bạn và nhà tuyển dụng thực sự không hợp nhau, cụ thể hơn là trong quá trình trao đổi, bạn nhận ra rằng hai bên không chia sẻ cùng chuỗi giá trị, bất kể nhà tuyển dụng này tiềm năng như thế nào và bạn tài giỏi đến đâu.

Chúc các bạn ứng tuyển thành công!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s